Xét xử vụ án NH Đại Tín sáng 28/5: Viện kiểm sát thừa nhận có sai sót chính tả


Tại Phiên tòa, VKS cũng xác định tình trạng bị cáo của Nguyễn Kim Thanh có biểu hiện không bình thường nhưng chưa đến mức hạn chế hình sự, LS đề nghị trích xuất camera bởi bị cáo có biểu hiện không ổn định nhưng VKS vẫn xem xét trong bút lục. LS đề nghị giám định bệnh tình bị cáo.

Trong cáo trạng và phần luận tội của VKS không trình bày rõ hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. VKS chưa tranh luận rõ bắt đầu hành vi thời điểm nào, kết thúc thời điểm nào. Nếu đại diện CB cho rằng việc thực hiện vấn đề nào chưa hợp lý thì có thể kiện ra tòa bằng vụ án khác.

Việc giữ trước tài sản, hoạc dùng tài sản vào hành vi bất hợp pháp khác… là yếu tố cấu thành bắt buộc cho hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản. LS cho rằng không có đủ căn cứ để cho thấy bà Phấn lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về trái phiếu Trường Vỹ, hồ sơ vụ án xác định rất rõ việc chứng nhận sở hữu trái phiếu, ngoài ra Ngân hàng CB đã phân tích rất rõ dòng tiền 2.000 trái phiếu đã chay về đâu. Mặt khác tại biên bản họp có nêu Công ty Trường Vỹ nhận tiền mặt thực tế 132.8 tỷ đồng về việc mua trái phiếu cho nên công ty phải chịu trách nhiệm về số tiền trên. Đồng thời xác nhận Ngân hàng về việc Trường Vỹ còn nợ 943 tỷ đồng bao gồm lãi trong, lãi ngoài.

LS mong HĐXX xem xét đây là chứng cứ bằng văn bản, quan trọng hơn chứng cứ là lời khai.

Đối với 4 khoản vay cá nhân, có một khoản vay đã đảo nợ đến 3 lần nhưng vẫn chưa thanh toán. Biện nhận nhận tiền mặt có trong hồ sơ vụ án, sổ nhật ký có ghi, lời khai nhận của 4 cá nhân có điều tra viên xác nhận. Rõ ràng rằng, nếu xem xét kỹ, LS cho rằng chưa thực sự có sự phân tích 3.900 tỷ đồng là công ty Phương Trang thực nhận. LS đã có hoài nghi về phương pháp truy ngược dòng và đề nghị triệu tập điều tra viên nhưng không được chấp nhận.

LS không hiểu nổi khái niệm truy ngược dòng là gì, từ đó những diễn biến tại phiên tòa: Về số liệu hơn 3.900 tỷ đồng Công ty Phương Trang đã thực nhận, CQĐT đã làm rõ vậy thì xét xử tại phiên tòa làm gì?. Không có sự đối chiếu giữa số liệu của CQĐT thu thập và trên HS giải ngân. LS cho rằng có thể sai sót. LS cho rằng số liệu nào đúng nhất, thuộc về trách nhiệm của HĐXX.

LS cho rằng số tiền thực nhận của Phương Trang còn thể hiện trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế của nhóm Công ty Phương Trang nhưng trên phiên tòa chưa thấy được làm rõ.

Cũng tại phiên tòa, đại diện Phương Trang xác nhận chưa trả một đồng lãi nào cho 3.900 tỷ đồng nói trên. LS cho biết Ngân hàng đã tất toán 36 hợp đồng hơn 7000 tỷ đồng vậy lấy tiền đâu để trả lãi. LS đề nghị làm rõ.

Tại trang 55 cáo trạng kết luận, VKS đề nghị CQĐT, HĐXX làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. LS cho rằng đây là trách nhiệm của VKS chứ không phải của tòa. Tại sao VKS không điều tra làm rõ.

Từ những vấn đề trên, LS cho biết chưa có đủ căn cứ nào chứng minh việc ký văn bản không đúng quy định pháp luật, việc ký diễn ra hàng trăm ngày nhưng không có bất kỳ khiếu nại nào. LS cho rằng nguyên tắc xem xét là trong cứ hơn trọng cung. Mong HĐXX xem xét, làm rõ khách quan của vụ án.

Để có đủ căn cứ xem xét vụ án, đề nghị hoãn phiên tòa, yêu cầu giám định tài chính tại nhóm Công ty Phương Trang, ngân hàng CB.
10h35: Toà nghỉ giải lao
10h15: Tách tranh chấp giữa ông Danh - bà Phấn và ông Bình - nhóm Phương Trang giải quyết trong giai đoạn sau của vụ án

Đối với các ý kiến bảo vệ lợi ích cho những người có liên quan, VKS cho biết công ty Phương Trang có yêu cầu bồi thường, VKS cho rằng có cơ sở, đề nghị HĐXX cho phép khởi kiện dân sự.

Đối với bị án Công Danh yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng 114 BĐS, VKS tiếp tục đề nghị kê biên những tài sản để giải quyết giai đoạn sau của vụ án.

Đối với đề nghị khởi tố bị cáo Phấn chiếm đoạt của ông Phạm Công Danh, VKS đề nghị HĐXX xem xét, tách tranh chấp để giải quyết.

Về tranh chấp của ông Bình với nhóm Phương Trang, VKS cũng cho rằng HĐXX xem xét, tách tranh chấp này và giải quyết theo luật dân sự. Những tài sản không liên quan đến vụ án thì giải tỏa kê biên theo đề nghị của những người có nghĩa vụ liên quan.
10h: VKS khẳng định nhóm Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng

Liên quan đến khoản vay của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín, Kết luận CQĐT cho thấy không có mối quan hệ vay giữa bà Phấn và nhóm Phương Trang. Về đường đi dòng tiền đã thể hiện đầy đủ trong kết luận của CQĐT. Hơn nữa các bị cáo đều thừa nhận rằng làm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Thực tế không có giải ngân như HĐTD hoặc giải ngân không đúng.

Về quỹ tiền mặt của ngân hàng, không đủ tiền để có thể giải ngân tiền mặt, cấn trừ. Do đó VKS cho rằng đây là thu chi khống. Cũng như LS Hoài Phân tích, Ngân hàng không hề đủ phương tiện chuyển tiền số tiền 2.000 tỷ đồng trong 4 ngày.

Các khoản vay đều thực hiện theo phương pháp cấn trừ và để hợp lý hóa hồ sơ in sẵn chứng từ. Sổ nhật ký tiền mặt mà các LS trình bày, đây chỉ sổ ghi chép của Hứa Thị Bích Hạnh lập trên chứng từ khống.

Theo đó, VKS khẳng định nhóm Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng chứ không phải là 9.400 tỷ đồng. Rõ ràng ai là thiệt hại thì phải bồi thường, VKS xác định bà Phấn phải bồi thường 5.200 tỷ đồng.

Việc LS đề nghị giám đinh thiệt hại, VKS cho rằng điều này không cần thiết, VKS có đủ cơ sở để chứng minh thiệt hại mà bị cáo Phấn gây ra.

Đối với bị cáo Ngân xin xem xét số tiền bị cáo gây thiệt hại 208 tỷ đồng cho Ngân hàng còn LS thì làm rõ quan điểm 4.500 tỷ đồng, VKS cho biết số tiền xác định thiệt hại do bị cáo Phấn gây ra là 5.200 tỷ đồng, Phương Trang 3.900 tỷ đồng và bị cáo Ngân phải chịu 208 tỷ đồng do đã rút tiền mặt không phải tại trụ sở Ngân hàng.

Nhận xét