Cách kết hợp các loại thực phẩm khi chế biến đồ ăn dặm cho bé yêu


Chị Hạnh Nguyên, mẹ của bé Mi Mi có rất nhiều cách mix thực phẩm phù hợp, đa dạng, giúp bé thay đổi khẩu vị, thích khám phá hương vị, màu sắc của các món ăn hàng ngày.


Chị Hạnh Nguyên (Quảng Ninh) cho biết, mỗi ngày được nấu cho con ăn là niềm hạnh phúc của một người mẹ như chị. Con ăn ngoan, chóng lớn là những gì mà mẹ mong muốn khi chế biến đồ ăn dặm cho con.

Chị Hạnh Nguyên tự "thiết lập" ra những nguyên tắc chế biến đồ ăn dặm phù hợp với sở thích của con cũng như hiểu biết của mẹ. Đồng thời, chị còn gợi ý kết hợp thực phẩm giúp món ăn của con ngon hơn, hấp dẫn hơn.

Xem thêm:

4 tháng cho con ăn dặm

Cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng

Để giúp con sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm, khi bé vừa tròn 6 tháng, chị Hạnh Nguyên đã tìm hiểu sách báo, kết hợp với kinh nghiệm chắt lọc được từ các bà mẹ đi trước, và theo bản năng làm mẹ để lựa chọn cách chế biến đồ ăn phù hợp với con nhất. Chị Hạnh Nguyên kết hợp phương pháp ăn dặm truyền thống với kiểu Nhật. Mỗi ngày chị lại tìm tòi để nấu thêm nhiều món ngon giúp con hợp tác và thích thú với những bữa ăn của mẹ.

Chị Hạnh Nguyên cho biết, thời gian đầu ăn dặm điều cần chú ý là nhóm thực phẩm và lượng thức ăn phù hợp với bé. Khi con được 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn cháo xay hoặc rây, các loại củ quả như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, su su, cà rốt, bơ, chuối, táo, lê hấp chín… Thịt heo, bò có thể cho bé làm quen từ tuần thứ 2 kể từ thời gian bắt đầu ăn dặm.

Lượng ăn mỗi ngày như sau:

Sữa 600-700ml/ngày

Ngày 1 bữa ăn dặm bao gồm: Cháo: 80-120ml/ bữa. Thịt heo/bò: 25-35gr (tương đương lưng bàn tay bé)/bữa. Rau/củ: 20gr/bữa


Chị Hạnh Nguyên cho con ăn dặm khi bé Mi Mi tròn 6 tháng. (Ảnh NVCC)



Chị Hạnh Nguyên bên bé Mi Mi. (Ảnh NVCC)


Độ thô có thể tăng dần cho con khi con được 8 tháng. Độ thô tăng dần theo khả năng của bé. Khi cho con ăn chị Hạnh Nguyên thường đút chậm, miếng nhỏ để con học cách nhai và dễ nuốt. Chị luôn để ý từng động tác nhai của con, nếu con có biểu hiện ọe là mình dừng lại ngay để con tự xử lý rồi mới cho con ăn tiếp.

Chị Hạnh Nguyên cũng thường thay đổi thực đơn để thay đổi khẩu vị cho con. Với những món con thích, chị thường tìm hiểu cách chế biến khác để con được trải nghiệm món con thích với nhiều hương vị khác nhau, giúp con ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, chị không cho con ăn vặt hoặc ti mẹ. Trước bữa chính 2 tiếng để con thực sự đói bụng. Đến giờ ăn, chị Hạnh Nguyên rất vui khi con sốt sắng gọi “măm măm” và miệng chóp chép liên hồi.

Không sử dụng thực phẩm biến đổi gene

Chị Hạnh Nguyên thường chế biến nước rau, củ quả cho con. Tuy nhiên, một nguyên tắc chị đưa ra đó là không sử dụng thực phẩm biến đổi gen, tiêu biển là ngô ngọt bị loại ra khỏi danh sách nhóm thực phẩm chế biến đồ ăn dặm cho con. Vì theo chị, thực phẩm biến đổi gen về lâu dài sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Thay vì sử dụng ngô ngọt, chị Hạnh Nguyên thường mua ngô nếp, ngô thuần chủng Việt Nam để nấu cùng rau củ quả cho con.


Những thực phẩm được chọn để nấu nước dùng cũng được thay đổi liên tục. (Ảnh NVCC)



Chị thường chọn các loại củ, quả giàu vitamin. (Ảnh NVCC)


Nhóm chất dinh dưỡng

Trước khi đưa ra thực đơn ăn dặm, chị Hạnh Nguyên đều nắm vững các nhóm chất dinh dưỡng để kết hợp hài hòa, cân đối giúp con được cung cấp đủ mỗi ngày.

Nhóm 1: Tinh bột

Nhóm 2: Rau củ quả

Nhóm 3: Chất đạm (cá, thịt, đậu hũ, trứng, phô mai…)

Nhóm 4: Dầu

Số cữ ăn trong ngày

Với các bé mới bắt đầu nên cho ăn 1 cữ/ ngày, kết hợp đủ Nhóm 1 và nhóm 2.

Bé 7-8 tháng: 2 cữ/ ngày, kết hợp đủ nhóm 1, 2, 3 và 4

Bé 9-11 tháng: 3 cữ/ ngày, kết hợp đủ 4 nhóm.


Nước dùng được chị chọn các thực phẩm củ quả và mía. (Ảnh NVCC)


Thời gian cho con ăn như thế nào là hợp lý?

Chị Hạnh Nguyên cho biết, có thể cho bé ăn theo sự sắp xếp của mẹ. Xen kẽ giữa bữa chính và bữa phụ sao cho hợp lý. Chị thường cho con ăn 2 bữa chính cùng thời gian ăn bữa trưa và tối của gia đình luôn, 1 bữa phụ vào 3h chiều, 1 bữa phụ vào tối trước khi đi ngủ.


Bé Mi Mi rất hào hứng "nếm" những món ăn mẹ nấu. (Ảnh NVCC)



Chị thường thay đổi món để bé thích thú hơn với mỗi bữa ăn hàng ngày.(Ảnh NVCC)



Bé Mi Mi thích thú khi ngồi vào bàn ăn. (Ảnh NVCC)


Cách kết hợp các loại thực phẩm với nhau

Quả Chuối: kết hợp với đu đủ/ nho/ táo/ sữa đậu nành/ dâu tây/ dâu tây và đào/ mơ/ việt quất/ nho và việt quất/ bơ/ đào/ xoài.

Táo: kết hợp với măng tây/ chuối/ lê/ cần tây/ cà rốt/ xoài/ khoai lang/ bơ/ đu đủ/ bông cải xanh/ khoai tây/ bí đỏ/ cherry.

Bí đỏ kết hợp với đậu Hà Lan/ chuối/ lê/ lê và đào/ khoai lang/ chuối và táo.

Khoai lang kết hợp với táo/ bông cải xanh/ bí đỏ.

Khoai tây kết hợp với ngô/ bông cải xanh/ rau bina.

Bơ kết hợp với khoai lang tím/ chuối/ khoai tây.

Lê kết hợp với táo/ táo và chuối/ chuối và xoài.

Kiwi kết hợp với lê/ táo và chuối.

Thanh long kết hợp với bơ

Cam kết hợp với đào/ dâu tây

Rau bông cải xanh kết hợp với cà rốt/ đậu Hà Lan

Bắp cải kết hợp với thịt heo/ thịt bò...

Tham khảo thực đơn ăn dặm đa dạng của chị Hạnh Nguyên dành cho bé Mi Mi:


(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)

Tháng đầu tiên khi bắt đầu cùng con bước vào hành trình ăn dặm, hẳn là các mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Vì thế, ...

Dù mới sinh con đầu lòng nhưng do được chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý và kiến thức, mẹ trẻ Quỳnh Trang phần nào ...

Nhận xét